PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

      Tiếp tục thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm, hôm nay bộ phận y tế nhà trường sẽ tuyên truyền tới quý thầy cô và các em học sinh về việc thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

I. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là việc bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.

II. TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng đang diễn ra hàng ngày. Các loại thực phẩm tươi sống như thịt… bày bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y, các loại thực phẩm như rau, củ, quả… dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao…

III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM

– Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:

+ Đó là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

– Do quá trình chế biến không đúng:

+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả, thực phẩm chế biến không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.

+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.

+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.

+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.

+ Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.

+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

+ Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.

– Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng:

+ Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm như thức ăn đóng hộp hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng.

+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

+ Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

IV. Tác hại ngộ độc thực phẩm

- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...

- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.

- Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.

- Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.

+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.

+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu...

Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).

+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày – 01 tháng

+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.

Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:

+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 – 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7tuổi và người già.

+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.

Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ

V. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

– Chọn thực phẩm tươi sạch: Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ: Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát. Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

– Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ: Không để dụng cụ bẩn qua đêm. Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

– Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

– Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn: Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

+ Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

+ Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn. Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

– Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống. Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

– Sử dụng nước sạch trong ăn uống

+ Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

– Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh: Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín. Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

– Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

+ Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế. Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ). Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...).

- Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.

VI. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

VII Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm, mỗi học sinh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm:

– Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức ăn và rửa dụng cụ. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

– Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn bị ôi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc sản xuất

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

– Giữ gìn về sinh môi trường, vệ sinh lớp học…

– Có chế độ ăn uống, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.

Trên đây là bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, rất mong các em học sinh thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.

                                                                                  Người viết bài

                                                                             GV: Vũ Quang Lăng


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Năm 2012 sau khi tốt nghiệp lớp Sư phạm Văn – Địa của trường Đại học Hải Phòng trải qua một số đơn vị công tác , đến năm 2021 cô Nguyễn Thị Dương về nhận công tác tại trường THCS Cẩm Phúc. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 32 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhắc đến những tấm gương điển hình phụ nữ của trường THCS Cẩm Phúc không thể không nói đến cô Đặng Thị Ánh Tuyết – tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên. Trên cương vị công tác của mình, cô đã ... Cập nhật lúc : 5 giờ 13 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Năng nổ, nhiệt tình, hòa đồng, hết lòng vì công việc, thể hiện tốt vai trò Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong trường THCS Cẩm Phúc đó là nhận xét của đồng nghiệp dành cho cô Phạm Thị Đào ... Cập nhật lúc : 4 giờ 56 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Bài giới thiệu sách tháng 3 năm học 2023 – 2024 Chủ điểm: CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 8/3 Cuốn sách: “Chị Sáu Ở Côn Đảo” ... Cập nhật lúc : 20 giờ 4 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 26/02, Chi bộ trường THCS Cẩm Phúc tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng Nguyễn Phương Linh Tham dự Lễ kết nạp có đồng chí Lương Đình Hiền - Phó bí thư thường trực Đảng ủy; Đ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 5 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
STEM là viết tắt các từ Tiếng Anh của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Trong những năm gần đây, xu hướng giáo dục STEM được nhiều ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-PGDĐT ngày 04/01/2024 của Phòng GDĐT về tổ chức Ngày hội trải nghiệm STEM cấp THCS huyện năm học 2023-2024, trường THCS Cẩm Phúc tích cực chuẩn bị mang những sản ... Cập nhật lúc : 7 giờ 28 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Đã thành thông lệ, hàng năm, vào mỗi dịp Tết đến – Xuân về, Đại diện BGH nhà trường cùng các thầy cô trong Hội đồng trường THCS Cẩm Phúc lại tổ chức buổi đến thăm và chúc tết, gặp gỡ thân mậ ... Cập nhật lúc : 6 giờ 14 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa chung không khí của những ngày đầu xuân năm mới, sáng ngày 15/02/2024 (tức Mùng 6 Tết Giáp Thìn), BGH, Công đoàn trường THCS Cẩm Phúc tổ chức buổi gặp mặt khai xuân đầu năm cho tập thể c ... Cập nhật lúc : 15 giờ 41 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trường THCS Cẩm Phúc đã phối hợp cùng các đơn vị đã tổ chức trao tặng các phần quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường ... Cập nhật lúc : 15 giờ 25 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Quan ly thi
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG