PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

Bài tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước

Và Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em

Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.

Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ ..vv. Vì thế  các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

* Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.

- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.

- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.

Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

- Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… lém xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.

- Tuyệt đối Không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọịi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ:

Với trẻ lớn và người lớn:

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

- Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 - 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 - 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.

- Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Với trẻ nhỏ:

- Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

- Vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này cho đến khi nạn nhân tự thở lại được hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.

- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

- Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước:

- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... thì phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay

- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).

- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.

Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.

* Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:

Đối với trẻ lớn và người lớn:

- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Đối với trẻ nhỏ:

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Kính thưa các bậc phụ huynh Và các em học sinh!

Đuối nước để lại hậu quả rất thương tâm cho gia đình và nhà trường, vì vậy kiến thức về phòng tránh đuối nước cho học sinh khi vào mùa hè là vô cùng cần thiết. Thư viện nhà trường tuyên truyền giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh.

                                                                       Thư viện

                                                                 Đỗ Thị Thu Hiền

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Năm 2012 sau khi tốt nghiệp lớp Sư phạm Văn – Địa của trường Đại học Hải Phòng trải qua một số đơn vị công tác , đến năm 2021 cô Nguyễn Thị Dương về nhận công tác tại trường THCS Cẩm Phúc. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 32 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhắc đến những tấm gương điển hình phụ nữ của trường THCS Cẩm Phúc không thể không nói đến cô Đặng Thị Ánh Tuyết – tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên. Trên cương vị công tác của mình, cô đã ... Cập nhật lúc : 5 giờ 13 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Năng nổ, nhiệt tình, hòa đồng, hết lòng vì công việc, thể hiện tốt vai trò Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong trường THCS Cẩm Phúc đó là nhận xét của đồng nghiệp dành cho cô Phạm Thị Đào ... Cập nhật lúc : 4 giờ 56 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Bài giới thiệu sách tháng 3 năm học 2023 – 2024 Chủ điểm: CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 8/3 Cuốn sách: “Chị Sáu Ở Côn Đảo” ... Cập nhật lúc : 20 giờ 4 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 26/02, Chi bộ trường THCS Cẩm Phúc tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng Nguyễn Phương Linh Tham dự Lễ kết nạp có đồng chí Lương Đình Hiền - Phó bí thư thường trực Đảng ủy; Đ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 5 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
STEM là viết tắt các từ Tiếng Anh của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Trong những năm gần đây, xu hướng giáo dục STEM được nhiều ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-PGDĐT ngày 04/01/2024 của Phòng GDĐT về tổ chức Ngày hội trải nghiệm STEM cấp THCS huyện năm học 2023-2024, trường THCS Cẩm Phúc tích cực chuẩn bị mang những sản ... Cập nhật lúc : 7 giờ 28 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Đã thành thông lệ, hàng năm, vào mỗi dịp Tết đến – Xuân về, Đại diện BGH nhà trường cùng các thầy cô trong Hội đồng trường THCS Cẩm Phúc lại tổ chức buổi đến thăm và chúc tết, gặp gỡ thân mậ ... Cập nhật lúc : 6 giờ 14 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa chung không khí của những ngày đầu xuân năm mới, sáng ngày 15/02/2024 (tức Mùng 6 Tết Giáp Thìn), BGH, Công đoàn trường THCS Cẩm Phúc tổ chức buổi gặp mặt khai xuân đầu năm cho tập thể c ... Cập nhật lúc : 15 giờ 41 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trường THCS Cẩm Phúc đã phối hợp cùng các đơn vị đã tổ chức trao tặng các phần quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường ... Cập nhật lúc : 15 giờ 25 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Quan ly thi
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG